Thông tin ngã
Sự kiện chính
Té ngã là nguyên nhân thứ hai dẫn đến tử vong do tai nạn không chủ đích trên toàn cầu.
Mỗi năm có khoảng 424.000 trường hợp tử vong do té ngã trên toàn cầu, trong đó 80% tập trung ở nước có thu nhập thấp và trung bình.
Người già trên 65 tuổi chiếm tỷ lệ tử vong do té ngã cao nhất.
Mỗi năm, ước tính 37,3 triệu người bị té ngã nghiêm trọng cần phải chăm sóc y tế.
Các chiến lược phòng ngừa té ngã cần tập trung nhấn mạnh đến công tác giáo dục, đào tạo, tạo ra môi trường an toàn hơn, ưu tiên những nghiên cứu té ngã và một số yếu tố liên quan nhằm thiết lập một số chính sách hiệu quả để giảm rủi ro.
Té ngã được định nghĩa là trường hợp trượt, vấp ngã dẫn đến ngã trên cùng một mặt bằng hoặc từ trên cao xuống. Những thương tích do té ngã có thể gây tử vong hoặc không tử vong mặc dù đa số là không gây tử vong. Ví dụ như, theo số liệu về thương tích do té ngã của trẻ em tại Trung Quốc, cứ mỗi 01 ca tử vong do té ngã thì có 04 trường hợp tàn tật vĩnh viễn, 13 trường hợp phải nhập viện với ngày điều trị trung bình khoảng 10 ngày, 24 trường hợp nằm viện từ 1 – 9 ngày và 690 trường hợp cần được chăm sóc y tế và phải tạm ngừng đi làm hoặc đến trường học.
Vấn đề
Trên toàn cầu, té ngã là một vấn đề chính về y tế công cộng. Mỗi năm có khoảng 424.000 trường hợp tử vong do té ngã, và đây là nguyên nhân thứ hai gây tử vong không chủ đích, sau tai nạn giao thông đường bộ. Hơn 80% các trường hợp tử vong do ngã tập trung ở các nước thu thấp và trung bình; ở khu vực Tây Thái Bình Dương và Đông Nam Á chiếm 2/3 số ca tử vong này. Ở tất cả các vùng trên toàn cầu, tỷ lệ tử vong ở nhóm tuổi trên 60 là cao nhất.
Mỗi năm có khoảng 37,3 triệu ca té ngã mặc dù không gây tử vong nhưng cũng nghiêm trọng và cần được chăm sóc y tế. Những trường hợp té ngã làm mất 17 triệu DaLys (số năm sống được điều chỉnh theo mức độ tàn tật). Tần suất bệnh lớn nhất ở nhóm trên 65 tuổi, người trưởng thành từ 15 – 29 tuổi và trẻ em tầm 15 tuổi hoặc nhỏ hơn.
Có khoảng 40% DALYs mất đi ở trẻ em, đo lường này có thể phản ánh không chính xác tác động của các khuyết tật liên quan đến ngã cho những người lớn tuổi có ít năm cuộc đời bị mất. Ngoài ra, những cá nhân bị ngã và bị khuyết tật, đặc biệt là người lớn tuổi, có nguy cơ lớn về chăm sóc lâu dài và thể chế hóa.
Chi phí tài chính từ thương tích do ngã là rất lớn. Những bệnh nhân té ngã ở nhóm tuổi 65 trở lên mất chi phí trung bình cho chăm sóc y tế ở Công Hoà Phần Lan và Úc lần lượt là 3611 đô la Mỹ và 1049 đô la Mỹ. Bằng chứng từ Canada cho thấy việc thực hiện các chiến lược phòng ngừa hiệu quả với việc giảm 20% tỷ lệ ngã ở trẻ dưới 10 tuổi và có thể tạo ra khoản tiết kiệm ròng đạt trên 120 triệu đô la Mỹ mỗi năm.
Yếu tố nguy cơ
Trong khi tất cả những người té ngã đều có nguy cơ bị thương tích, tuổi, giới tính và sức khoẻ của cá nhân có thể ảnh hưởng đến loại và mức độ nghiêm trọng của thương tích.
Tuổi tác
Tuổi là một trong những yếu tố nguy cơ chính dẫn đến ngã. Người lớn tuổi có nguy cơ tử vong cao hoặc thương tích nghiêm trọng phát sinh khi bị ngã và nguy cơ gia tăng theo độ tuổi. Chẳng hạn như ở Hoa Kỳ, 20-30% người lớn tuổi bị thương nặng đến nặng như bầm tím, gãy xương hông, hoặc chấn thương đầu. Mức độ rủi ro này có thể là một phần do thay đổi thể chất, cảm giác và nhận thức liên quan đến lão hóa, kết hợp với các môi trường không thích hợp cho một dân số già.
Một nhóm nguy cơ cao khác là trẻ em. Việc té ngã ở nhóm thiếu niên phần lớn liên đến giai đoạn phát triển, sự tò mò bẩm sinh với môi trường xung quanh, và mức độ độc lập ngày càng cao, trùng hợp với các hành vi đầy thử thách hơn thường được gọi là 'rủi ro'. Mặc dù sự giám sát của người lớn là một yếu tố nguy cơ thường được trích dẫn, hoàn cảnh thường rất phức tạp, tương tác với nghèo đói, làm cha/ mẹ đơn thân và môi trường đặc biệt nguy hiểm.
Giới tính
Trong tất cả các nhóm tuổi và vùng miền, cả hai giới đều có nguy cơ té ngã. Ở một số quốc gia, có ghi nhận cho rằng nam giới bị té ngã có nguy cơ tử vong cao hơn trong khi nữ bị thương tích không gây tử vong. Phụ nữ lớn tuổi và trẻ nhỏ đặc biệt dễ bị ngã và tăng mức độ nghiêm trọng của thương tích. Trên thế giới, nam giới luôn có tỷ lệ tử vong và DALYs bị mất cao hơn. Giải thích về gánh nặng lớn hơn ở nam giới có thể bao gồm mức độ cao hơn về các hành vi nguy cơ và các mối nguy hiểm trong nghề nghiệp.
Các yếu tố nguy cơ khác, bao gồm
- Nghề nghiệp, phải làm việc ở trên cao hoặc các điều kiện làm việc nguy hiểm khác; uống rượu hoặc chất gây nghiện;
- Các yếu tố kinh tế xã hội bao gồm nghèo đói, nhà ở quá tải, làm mẹ đơn thân, tuổi trẻ của người mẹ;
- Các tình trạng bệnh lý cơ bản ví dụ như bệnh thần kinh hoặc các tình trạng tàn tật khác;
- Tác dụng phụ của thuốc, không hoạt động thể chất hoặc mất cân bằng, đặc biệt là ở người lớn tuổi;
- Sự di chuyển, nhận thức và tầm nhìn kém, đặc biệt là người sống trong cơ sở như viện dưỡng lão hoặc cơ sở chăm sóc bệnh mãn tính;
- Môi trường không an toàn, đặc biệt là với những người có khả năng cân bằng kém và hạn chế.
Phòng ngừa
Các chiến lược phòng ngừa té ngã cần phải toàn diện và đa diện. Nên ưu tiên những nghiên cứu và sáng kiến về sức khoẻ cộng đồng để xác định thêm gánh nặng, khám phá các yếu tố nguy cơ biến đổi và sử dụng chiến lược phòng ngừa có hiệu quả. Nên hỗ trợ các chính sách tạo ra môi trường an toàn hơn và giảm các yếu tố nguy cơ. Cần thúc đẩy kỹ thuật để loại bỏ khả năng bị té ngã, đào tạo các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ dựa vào các chiến lược phòng ngừa xây dựng trên bằng chứng; và giáo dục các cá nhân cũng như cộng đồng để xây dựng nhận thức về rủi ro.
Các chương trình phòng chống té ngã hiệu quả nhằm mục đích làm giảm số người bị ngã, tỷ lệ ngã và mức độ nghiêm trọng của thương tích nếu có xảy ra.
Đối với người lớn tuổi, các chương trình phòng chống ngã có thể bao gồm một số thành phần để xác định và giảm bớt rủi ro, như:
Sàng lọc các yếu tố nguy cơ té ngã trong môi trường sống;
Thực hiện các can thiệp lâm sàng để xác định yếu tố nguy cơ như xem xét và điều chỉnh thuốc, điều trị huyết áp thấp, bổ sung vitamin D và calci, điều trị giảm thị lực (mà có thể can thiệp được). Đánh giá và sửa đổi trong nhà cũng như môi trường đối với những người có yếu tố nguy cơ hoặc có tiền sử té ngã.
Chỉ định bổ sung các dụng cụ trợ giúp thích hợp để giải quyết các khiếm khuyết về thể chất và cảm giác.
Tăng cường sự dẻo dai của cơ bắp và tập luyện điều độ bởi chuyên gia y tế được đào tạo về lĩnh vực chuyên môn.
Các chương trình nhóm dựa vào cộng đồng có thể kết hợp việc giáo dục phòng ngừa té ngã với các bài luyện tập Thái cực quyền; hoặc rèn luyện về cân bằng động và sức mạnh.
Sử dụng thiết bị bảo vệ cho những người có nguy cơ gãy xương khớp háng do ngã.
Đối với trẻ em, các can thiệp hiệu quả bao gồm có chương trình cộng đồng đa diện; thay đổi cấu trúc nội thất cho nhà trẻ, thiết bị sân chơi và một số sản phẩm khác. Áp dụng luật ứng dụng thiết bị bảo vệ cửa sổ. Và một số chiến lược phòng ngừa khác: sử dụng rào chắn bảo vệ cửa, thực hiện khảo sát/ đến thăm các hộ gia đình, các chiến dịch giáo dục trong cộng đồng; đào tạo cá nhân và cộng đồng về xử lý cấp cứu cho trẻ em