Thông tin đuối nước

11/04/2017
  

Thông tin đuối nước

Gánh nặng bệnh tật

Đuối nước là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong độ tuổi từ 5 đến 14 hàng năm tại khu vực Tây Thái Bình Dương. Ước tính mỗi năm có khoảng 73.000 người đuối nước trong khu vực này. Con số này có thể đánh giá thấp hơn đáng kể con số thực tế các vấn đề về y tế công cộng liên quan đến đuối nước. Trẻ em, nam giới và cá nhân với tăng khả năng tiếp cận với nước có nguy cơ đuối nước cao.

Phạn vi của vấn đề

Trong năm 2011, có hơn 73.000 người tự vong do đuối nước tại khu vực Tây Thái Bình Dương. Đuối nước là nguyên nhân tử vong hàng đầu cho trẻ em từ 5 đến 14 tuổi trong khu vực này. Hơn 20% các ca tử vong do đuối nước toàn cầu xảy ra trong khu vực này. Các nước có thu nhập thấp và trung bình chiếm đa số các trường hợp tử vong do đuối nước.
Dữ liệu toàn cầu về đuối nước đánh giá thấp hơn đáng kể các vấn đề về đuối nước không bao gồm đuối nước do thiên tai và vận chuyển.

Yếu tố nguy cơ

Tuổi

Tuổi là một trong những yếu tố nguy cơ chính đối với đuối nước. Mối quan hệ này thường liên quan tới bất cẩn trong trông trông giữ. Nói chung, trẻ em dưới 5 tuổi có tỷ lệ tử vong do đuối nước cao nhất. Thống kê của một số quốc gia về tình hình đuối nước ở trẻ em:

  • Úc: Đuối nước là nguyên nhân thứ 2 gây ra tử vong ở trẻ em từ 1 đến 14 tuổi
  • Campuchia: Đuối nước là nguyên nhân hàng đầu tử vong do tai nạn thương tích ở trẻ em từ 1 đến 4 tuổi
  • Philippines: Đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em và thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 1 đến 17
  • Việt Nam: Đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do tai nạn thương tích ở trẻ em từ 1 đến 14 tuổi. Tỷ suất tử vong do đuối nước ở trẻ em dưới 4 tuổi tại Việt Nam năm 2010 là 12,9/100.000 trẻ.

Giới tính

Nam giới có nguy cơ tử vong do đuối nước cao hơn, gấp 2 lần tỷ suất tử vong chung của nữ giới. Nam giới có nguy cơ nhập viện cao hơn nữ giới với chấn thương không tử vong đuối nước. Các nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ tỷ lệ nam giới tử vong do đuối nước cao hơn là do tăng tiếp xúc với nước và các yếu tố hành vi nguy cơ như bơi một mình, uống rượu trước khi bơi một mình và chèo thuyền.

Tiếp cận với nước

Tăng tiếp xúc với nguồn nước là một trong những yếu tố nguy cơ gây đuối nước. Cá nhân với những nghề nghiệp như đánh bắt cá để bán hoặc mưu sinh, sử dụng thuyền nhỏ ở các nước có thu nhập thấp dễ bị đuối nước. Trẻ em sống gần các nguồn nước không có biện phấp bảo vệ như: mương, ao, hồ, kênh tưới hoặc hố nước là đặc biệt nguy hiểm.

Ngoài ra có rất nhiều yếu tố khác làm tăng nguy cơ đuối nước như:

  • Tình trạng kinh tế xã hội thấp; là người dân tộc thiểu số; thuộc nhóm trình độ học vấn thấp và người dân vùng nông thôn
  • Trẻ sơ sinh không được giám sát hoặc một mình với trẻ khác trong bồn tắm
  • Tàu thủy không an toàn hoặc quá tải thiếu thiết bị nổi
  • Sử dụng chất có cồn gần hoặc trong nước
  • Điều kiện y tế chẳng hạn như chứng động kinh
  • Khách du lịch không quen thuộc với nguy cơ và đặc điểm của nguồn nước tại địa phương
  • Lũ lụt và các sự kiện lũ lụt lớn như sóng thần

Phòng ngừa

Các chiến lược phòng ngừa đuối nước phải toàn diện và bao gồm: phương tiện kỹ thuật loại bỏ các mối nguy hiểm, thực thi pháp luật trong dự phòng và giảm tiếp xúc với nguy cơ, giáo dục cá nhân và cộng đồng nâng cao nhận thức về nguy cơ và hỗ trợ khi có người đuối nước, ưu tiên các nghiên cứu và sáng kiến y tế công cộng để xác định gánh nặng đuối nước toàn cầu và tìm tòi các can thiệp phòng chống.
Phương pháp kỹ thuật để loại bỏ các nguy cơ tiếp xúc với nước là chiến lược hiệu quả nhất để phòng chống đuối nước. Các biện pháp được bao gồm trong chiến lược tập trung này về thoát nước hoặc thay đổi môi trường để tạo ra các hàng rào tránh tiếp cận với nguồn nước. Những ví dụ bao gồm:

  • Phát triển và triển khai hệ thống cung cấp nước sạch, chẳng hạn như hệ thống thoát nước, đường ống hệ thống nước, kè kiểm soát lũ lụt ở các khu vực dễ xảy ra lụt
  • Xây dựng rào chắn ở cả 4 mặt hồ bơi hoặc các hàng tránh đứng gần nước
  • Tạo và duy trì các vùng nước an toàn trong vui chơi, giải trí
  • Cần có nắp đậy các nguồn nước mở như bể chứa hoặc giếng và lộn ngược các dụng cụ chứ nước trong phòng tắm khi không sử dụng

Pháp luật có thể là một chiến lược phòng ngừa. Ví dụ, ủy quyền một hàng rào xung quanh bốn mặt của một hồ bơi có thể làm giảm nguy cơ đuối nước. Tuy nhiên, luật pháp và các quy định yêu cầu làm rào chắn ở các hồ bơi là chưa đủ. Việc thực thi đầy đủ và xác minh một hệ thống đóng kín và cần thiết để đạt được giảm tỷ lệ đuối nước.

Các luật hoặc quy định khác mà mục tiêu các yếu tố nguy cơ của đuối nước nhưng chúng là một bằng chứng chắc chắn bao gồm luật yêu cầu kiểm tra thường xuyên sự an toàn của các tàu thủy vận tải và pháp luật về sử dụng đồ uống có cồn trong khi chèo thuyền hoặc bơi lội. Tuy nhiên, sự sẵn có trong việc trang bị các thiết bị nổi cá nhân phù hợp với thuyền là một chiến lược phòng chống đuối nước hiệu quả.

Giáo dục cá nhân và cộng đồng trong nhận thức về đuối nước, các yếu tố nguy cơ liên quan đến đuối nước và dậy kỹ năng bơi sinh tồn xuất hiện các chiến lược đầy hứa hẹn để ngăn ngừa đuối nước. Tương tự như vậy, đảm bảo sự hiện diện của các nhân viên cứu hộ tại các khu vực bơi cũng dường như là một chiến lược đầy hứa hẹn để ngăn ngừa đuối nước.

Đảm bảo sự hồi sức ngay lập tức bằng cách tăng cao khả năng phản ứng đầu tiên cung cấp các mục đích trong các trường hợp đuối nước có thể giảm mức độ nghiêm trọng tiềm năng của các kết quả cấp cứu.

Một số chiến lược khác cần có những bằng chứng và đối tượng nghiên cứu thêm bao gồm:

  • Xây dựng các chương trình dậy bơi cho trẻ em và người lớn
  • Giám sát trẻ em trong và ngoài nhà và thiết lập các nhóm bố mẹ hoặc các cơ chế chăm sóc trẻ em khác trong cộng đồng nông thôn đặc biệt là trong vụ thu hoạch
  • Giáo dục trẻ em không bơi vào dòng chảy nhanh và không bơi một mình
     
Đề mục:ĐUỐI NƯỚC
Năm: 2017
Tổ chức: WHO

* (bình luận trên đây được giới hạn trong 200 ký tự!)
LUVGTO
ĐUỐI NƯỚC