Thông tin bỏng

11/04/2017
  

Thông tin bỏng

Bỏng là một dạng  tổn thương trên da hay các mô dưới da gây ra chủ yếu bởi nhiệt, hoặc bức xạ, điện, ma sát hay sự tiếp xúc với các hóa chất. Bỏng nhiệt xảy ra khi các tế bào da hoặc mô bị phá hủy bởi dung dịch nóng, chất rắn nóng hoặc lửa.

Phạm vi vấn đề

Trên thế giới, ước tính mỗi năm có 265 000 trường hợp tử vong do bỏng. Tai nạn bỏng xảy ra phần lớn ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, và gần ½ xảy ra ở khu vực Đông Nam Á. Tại các quốc gia có thu nhập cao, tỷ lệ tử vong do bỏng đã giảm. Tuy nhiên, tại các nước có thu nhập thấp và trung bình tỷ lệ này vẫn còn cao, gấp 7 lần so với các nước thu nhập cao.

Bỏng không gây tử vong là nguyên nhân hàng đầu gây ra nằm viện lâu dài, biến dạng và tàn tật, thường dẫn tới bị kỳ thị và xa lánh.

Bỏng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra số năm cuộc sống điều chỉnh theo bệnh tật bị mất do khuyết tật (DALYs) ở các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình. Trong năm 2014, gần 11 triệu người trên thế giới đã bị bỏng nghiêm trọng cần sự chăm sóc của y tế.

Dữ liệu tại một số quốc gia cho thấy

  • Tại Ấn độ, hơn 1 000 000 người bị bỏng hàng năm
  • Gần 173 000 trẻ em Bangladesh bị bỏng hàng năm
  • 17% trẻ em bị bỏng có một khuyết tật tạm thời và 18% bị khuyết tật vĩnh viễn tại các nước Bangladesh, Colombia, Ai Cập và Pakistan.
  • Bỏng là tai nạn thương tích thường gặp thứ hai ở vùng nông thôn Nepal, chiếm 5% của người khuyết tật.
  • Tại Mỹ, trong năm 2008, hơn 410 000 trường hợp bị bỏng, với khoảng 40 000 cần nhập viện.

Tác động về kinh tế

Năm 2000, chi phí trực tiếp cho việc chăm sóc trẻ em bị bỏng ở Mỹ vượt mức 211 triệu dola. Tại Nam Phi, ước tính khoảng 26 triệu dola được chi hàng năm cho việc chăm sóc bỏng từ các sự cố dầu hỏa, lò sưởi. Chi phí gián tiếp như: tiền lương bị mất, tổn thương tâm lý, nghỉ việc từ người thân để chăm sóc cho người bệnh,.. cũng góp phần tác động tới nền kinh tế xã hội.

Những đối tượng nguy cơ cao bị bỏng

Yếu tố về giới tính

Theo số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ bỏng ở nam và nữ là gần như ngang nhau. Tuy nhiên, đối với phụ nữ là người nội trợ trong gia đình nên thường tiếp xúc với lửa hoặc lò sưởi , điều này có thể nguy cơ dễ bị bỏng.

Yếu tố về tuổi

Phụ nữ cao tuổi và trẻ em là những đối tượng dễ bị bỏng. Theo thống kê cho thấy, bỏng là nguyên nhân thứ 11 trong những nguyên nhân hàng đâu gây tử vong ở trẻ em độ tuổi 1- 9 tuổi và là nguyên nhân thứ 5 gây ra chấn thương không tử vong.

Yếu tố địa lí

Có sự khác nhau về tỷ lệ bỏng ở các khu vực. Trẻ em dưới 5 tuổi tại Châu Phi (WHO) có tỷ lệ tử vong do bỏng cao gấp 3 lần so với các khu vực trên thế giới; bé trai dưới 5 tuổi ở các nước thu nhập thấp và trung bình ở khu vực Đông Địa Trung Hải (WHO) tỷ lệ tử vong do bỏng cao gấp 6 lần so với khu vực Châu Ân (WHO).

Yếu tố kinh tế xã hội

Những người dân sống ở quốc gia có thu nhập thấp và trung bình có nguy cơ bị bỏng cao hơn so với các nước có thu nhập cao.

Các yếu tố nguy cơ khác, như

Nghề nghiệp thường xuyên tiếp xúc với lửa; nghèo, quá tải và thiếu các biện pháp an toàn; tình trạng mắc bệnh như: mắc bệnh động kinh, các khuyết tật về thể chất và nhận thức; lạm dụng rượu và thuốc lá; sử dụng nhiên liệu dầu hỏa,

Phòng ngừa bỏng

Bỏng có thể phòng ngừa. Tại các nước có thu nhập cao đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc giảm tỷ lệ tử vong do bỏng, thông qua một sự kết hợp của chiến lược phòng ngừa và cải tiến trong việc chăm sóc người bị tai nạn do bỏng.

Hầu hết các tiến bộ trong phòng chống và chăm sóc này đã được áp dụng không đầy đủ ở những nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình. Nổ lực cải tiến các chiến lược phòng ngừa và chăm sóc nhằm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong và các khuyết tật do bỏng gây ra.

Chiến lược phòng ngừa bỏng nên hướng tới mục tiêu giải quyết các yếu tố nguy cơ gây ra chấn thương bỏng, như: truyền thông và giáo dục để nâng cao nhận thức của cộng đồng và đặc biệt là các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương. Một chiến lược phòng chống bỏng hiệu quả cần phải có sự kết hợp của các bạn ngành, các nổ lực đó hướng tới:

  • Nâng cao nhận thức
  • Phát triển và thực thi các chính sách khả thi
  • Mô tả được gánh nặng và các yếu tố nguy cơ của bỏng
  • Ưu tiên thực hiện các chương trình can thiệp phòng chống bỏng
  • Thực hiện các chương trình phòng chống bỏng
  • Nâng cao công tác chăm sóc bỏng
  • Nâng cao năng lực 

WHO đưa ra một số khuyến cáo khác cho cộng đồng để phòng chống bỏng, cụ thể

  • Rào chắn bếp lửa và không để lửa cháy bốc cao trong nhà.
  • Khuyến khích dùng bếp lò an toàn và sử dụng nhiên liệu ít gây nguy hiểm, cũng như hướng dẫn người dân ăn mặc gọn gàng khi vào bếp.
  • Áp dụng các biện pháp an toàn trong thiết kế và sử dụng vật liệu gia dụng.
  • Cải tiến bếp lò, xây bếp chắc chắn, tránh không để trẻ em có thể đến gần bếp lửa.
  • Không để vòi nước ở mức quá nóng.
  • Tăng cường hướng dẫn người dân các biện pháp phòng cháy, sử dụng máy phát hiện khói, bình xịt chống cháy, vòi phun nước cũng như hệ thống phát hiện cháy nổ trong gia đình.
  • Tăng cường hướng dẫn và thực hiện các biện pháp an toàn trong sản xuất, sử dụng quần áo ngủ chống cháy cho trẻ.
  • Không hút thuốc lá trong phòng ngủ và khuyến khích sử dụng bật lửa an toàn với trẻ em.
  • Cải thiện việc điều trị động kinh, đặc biệt ở các nước đang phát triển.
  • Khuyến khích phát triển các hệ thống điều trị bỏng, bao gồm cả việc đào tạo nhân viên y tế trong phân loại ưu tiên và quản lý bệnh nhân bỏng.
  • Hỗ trợ xây dựng và phân phát tạp dề chống cháy xung quanh khu vực bếp nấu ăn với bếp lửa hoặc bếp dầu.

Những việc nên làm trong xử trí bỏng

Nhanh chóng loại bỏ nguyên nhân bỏng hoặc tránh xa vùng đang cháy hoặc hóa chất. Trong trường hợp bỏng lửa, cần dập lửa bằng cách cho nạn nhân lăn tròn trên đất, phủ chăn lên, hoặc dùng nước hay các phương tiện chữa cháy để dập lửa.

Cởi bỏ bớt quần áo nạn nhân để tránh làm bỏng nặng hơn và rửa vết bỏng.

Làm mát vết bỏng bằng cách mở vòi nước chảy nhẹ lên vết bỏng.

Trong trường hợp bỏng do hóa chất, cần làm sạch hoặc làm loãng bớt hóa chất bằng cách rửa vết bỏng nhẹ nhàng với nhiều nước sạch.

Băng nhẹ vết bỏng bằng băng gạc sạch và chuyển tới cơ sở y tế gần nhất.

Những việc không nên làm trong xử trí bỏng

Không tiến hành cấp cứu cho nạn nhân nếu chưa đảm bảo an toàn như: chưa ngắt cầu dao điện, đi găng tay để phòng người cứu hộ bị bỏng hóa chất...

Không đắp thuốc mỡ, kem đánh răng, nghệ,... lên vết bỏng.

Không chườm đá lên vì có thể làm tổn thương sâu thêm.

Tránh làm mát bằng nước quá lâu vì có thể gây hạ thân nhiệt của cơ thể bệnh nhân.

Không làm trợt vỡ nốt phỏng rộp cho đến khi đã bôi kháng sinh tại chỗ theo sự chỉ định của bác sĩ.

Không tự ý bôi đắp bất kỳ chất gì trực tiếp lên vết bỏng vì có thể gây nhiễm trùng.

Tránh bôi thuốc lên vết bỏng nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Đề mục:BỎNG
Năm: 2017
Tổ chức: WHO

* (bình luận trên đây được giới hạn trong 200 ký tự!)
13AMA0
BỎNG