Thông tin bạo lực/hành hung

11/07/2017
  

Thông tin bạo lực/hành hung

Bạo lực ở thanh thiếu niên

Sự kiện chính

Trên thế giới, ước tính mỗi nẵm có 200,000 vụ giết người xảy ra ở lứa tuổi thanh thiếu niên từ 10 – 29 tuổi, chiếm 43% trong tổng số vụ giết người xảy ra trên toàn cầu.

Bạo lực là nguyên nhân thứ 4 gây tử vong ở độ tuổi 10 – 29, và 83% nạn nhân là nam giới.

Ngoài những nạn nhân bị giết, bạo lực còn để lại nhiều thương tích cần phải chữa trị tại bệnh viện.

Trong một nghiên cứu cho thấy rằng 3 – 24% nữ giới đã trả lời bị ép buộc trong lần quan hệ tình dục đầu tiên.

Bạo lực ở thanh thiếu niên gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe thể chất và tình thần, làm gia tăng đáng kể một khoản chi phí chữa trị, phúc lợi, pháp lý và tư pháp, thu nhập cũng như tài sản tương lai bị sụt giảm.

Định nghĩa về bạo lực

Bạo lực là hành vi cố ý sử dụng vũ lực hoặc quyền lực đe dọa hoặc thực hiện chống lại cá nhân, chống lại một nhóm hay một cộng đồng mà một trong những khả năng cao của hậu quả là gây ra thương tích, tử vong, tác hại về mặt tâm lý, sự phát triển dị dạng hoặc thiếu hụt về thể chất.

Phạm vi vấn đề

Trên thế giới, ước tính mỗi năm có 200,000 vụ giết người xảy ra trong lứa tuổi thanh thiếu niên (10 đến 29 tuổi), và đây là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 thế giới trong nhóm tuổi này. Tỉ lệ bạo lực thanh thiếu niên ở các nước là khác nhau. Trên thế giới, tới 83% nạn nhân là nam giới và thủ phạm là nam giới cũng chiếm đa số. Tỷ lệ bạo lực ở nữ giới là thấp hơn nhiều so với tỷ lệ ở nam giới trên hầu hết quốc gia. Từ năm 2000 – 2012, tỷ lệ bạo lực giết người trong lức tuổi thanh thiếu niên đã có xu hướng giảm, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn cao ở các nước thu nhập thấp và trung bình. 

Ngoài những nạn nhân bị giết, bạo lực còn để lại nhiều thương tích cần phải chữa trị tại bệnh viện. Những cuộc tấn công bằng súng gây ra nhiều thương vong hơn so với sự tấn công liên quan tới tay, chân, dao và các vật tù.

Bạo lực tình dục cũng ảnh hưởng đáng kể tới tỷ lệ lớn người trẻ tuổi. Trong một nghiên cứu đa quốc gia của Tổ chức Y tế Thế giới chỉ ra rằng, tới 3 – 24% nữ giới đã trả lời bị ép buộc trong lần quan hệ tình dục đầu tiên.

Các hành vi đe dọa và bắt nạt cũng phổ biến trong nhóm tuổi thanh thiếu niên. Nghiên cứu trên 40 quốc gia đang phát triển cho thấy trung bình 42% trẻ em nam và 37% trẻ em nữ là nạn nhân của các hành vi này.

Bạo lực gây tử vong và bạo lực không gây tử vong không chỉ gây ra gánh nặng cho toàn cầu về tử vong, thương tích, và tàn tật, mà còn có những tác động nghiêm trọng tới sức khỏe, tinh thần, và các hoạt động xã hội của nạn nhân.

Những điều này có thể ảnh hưởng gián tiếp tới gia đình, bạn bè và cộng đồng của nạn nhân. Ngoài ra, bạo lực ở thanh thiếu niên làm gia tăng đáng kể một khoản chi phí chữa trị, phúc lợi, pháp lý và tư pháp, và thu nhập cũng như tài sản tương lai bị sụt giảm.

Yếu tố nguy cơ của bạo lực thanh thiếu niên

Các yếu tố nguy cơ cá nhân

  • Rối loạn hành vi
  • Tham gia các hoạt động phạm tội
  • Sử dụng chất có cồn, ma túy và thuốc lá
  • Thiếu giáo dục và học tập kém
  • Hành vi trốn học và phá hoại trong trường học
  • Thất nghiệp
  • Tiếp xúc với bạo lực trong gia đình
  • Các yếu tố nguy cơ trong mối quan hệ gần, như: gia đình, bạn bè, bạn tình,…
  • Thiếu sự chăm sóc và giám sát từ phía cha mẹ
  • Thiếu sự kỷ luật, nghiêm khắc, không nhất quán giữa cha mẹ
  • Sự gắn bó thấp giữa cha mẹ và trẻ
  • Thiếu sự tham gia của cha mẹ trong các hoạt động của trẻ
  • Cha mẹ sử dụng chất gây nghiện hoặc là tội phạm
  • Cha mẹ trầm cảm
  • Cha mẹ có thu nhập thấp
  • Cha mẹ thất nghiệp
  • Tham gia những nhóm chống đối, phá hoại xã hội

Các yếu tố nguy cơ từ cộng đồng và xã hội

  • Sự tiếp cận dễ dàng với các chất có cồn, vũ khí, chất gây nghiện
  • Sự bất bình đẳng về thu nhập
  • Sự quản lý về mặt luật pháp và các chính sách giáo dục cũng như sự bảo trợ của xã hội

Phòng chống bạo lực thanh thiếu niên

  • Thiết kế các chương trình về kỹ năng sống và phát triển xã hội để giúp trẻ em và thanh thiếu niên kiểm soát tốt cảm xúc giận giữ, kỹ năng giải quyết xung đột và giải quyết vấn đề;
  • Chương trình phòng chống bắt nạt học đường;
  • Chương trình hỗ trợ cho phụ huynh và dạy kỹ năng làm cha mẹ;
  • Chương trình giáo dục mầm non;
  • Chương trình giáo dục cho thanh thiếu niên có nguy cơ tiếp xúc với bạo lực;
  • Hạn chế tiếp xúc với rượu, bia;
  • Can thiệp để giảm việc sử dụng các chất gây nghiện;
  • Hạn chế chính sách sử dụng và mua bán vũ khí;
  • Định hướng các vấn đề chính sách sát với thực tế cộng đồng;
  • Can thiệp giảm nghèo và nâng cao môi trường đô thị.
  • Để phòng chống bạo lực ở thanh thiếu niên hiệu quả đòi hỏi phải có một cách tiếp cận toàn diện nhằm giải quyết các vấn đề bạo lực do các yếu tố xã hội, như bất bình đẳng về thu nhập, sự thay đổi nhanh về nhân khẩu và xã hội, sự bảo trợ của xã hội. Bên cạnh đó, để làm giảm trực tiếp các hậu quả của bạo lực cần cải thiện hệ thống chăm sóc chấn thương trước viện, chăm sóc cấp cứu, và tiếp cận với sự chăm sóc.

WHO đưa ra hưởng ứng

  • WHO và các đối tác đưa ra các sáng kiến nhằm giảm bạo lực ở thanh thiếu niên, như:
  • Phát triển các chương trình phòng chống bạo lực học đường
  • Thu hút sự chú ý và hỗ trợ của các ban ngành về phòng chống bạo lực ở thanh thiếu niên
  • Xây dựng tài liệu hướng dẫn về các lĩnh vực liên quan tới bạo lực ở thanh thiếu niên
  • Hỗ trợ các quốc gia 
  • Hợp tác với các cơ quan và tổ chức quốc tế để phòng ngừa bạo lực thanh thiếu niên trên toàn cầu
Năm: 2017
Tổ chức: WHO

* (bình luận trên đây được giới hạn trong 200 ký tự!)
IP77I3
BẠO LỰC/HÀNH HUNG